Những phương pháp chăm sóc da bạn được “truyền tai” liệu có thực sự hiệu quả? Cùng nghe chuyên gia giải thích những hiểu lầm mà bạn vẫn tưởng là đúng lâu nay.
1. Dùng miếng dán để lột mụn đầu đen
Đây là phương pháp chăm sóc da nằm đầu tiên trong bảng danh sách “những điều không nên làm” khi chăm sóc da. Theo Dendy Engelman: “Về lí thuyết, sử dụng keo dán là ý tưởng thông minh nhưng keo dán không được sản xuất ra với mục đích sử dụng lên da, cụ thể là vùng da mặt. Bởi lẽ, trong keo dán có thể chứa các thành phần gây hại cho da, đặc biệt là các vết thương hở. Chúng ta có nhiều phương pháp trị mụn đầu đen, như dùng mặt nạ đất sét. Hoặc bạn có thể thăm khám các bác sĩ da liễu để trị mụn đầu đen”.
Lời khuyên: Đừng phí tiền vào những miếng dán lột mụn nữa.
2. Làm môi dày bằng mùa tạt, quế hay ớt
Nếu bạn bị bỏng rát khi chà các loại đấy lên thì đó không phải là một dấu hiệu tốt. Quế thực sự làm sưng vì nó dễ gây viêm. Bạn dùng nó chà lên môi thì sẽ có đôi môi dày mọng do sưng viêm mà thôi. Cách tốt nhất để có được đôi môi dày mọng là sử dụng acid hyaluronic và silicone.
Lời khuyên: Hãy để dành những gia vị trên cho các món ăn.
3. Đắp trứng lên mặt
Trước đây, trứng được dùng phổ biến làm mặt nạ cho tóc trong các phương pháp làm đẹp tại nhà. Còn bây giờ, lòng trắng trứng được dùng làm mặt nạ với tác dụng làm căng da mặt. Tuy nhiên, có khả năng sẽ bị nhiễm khuẩn salmonella nếu bạn hấp thụ trứng sống. Nếu trứng có nhiễm khuẩn salmonella và vô tình chúng ta ăn phải hay hấp thụ vào cơ thể thì khả năng bị nhiễm là hoàn toàn có thể. Vì thế hãy tìm mua những sản phẩm đã được qua kiểm tra an toàn.
Một phương pháp DIY khác là sử dụng lòng trắng trứng để làm mặt nạ lột mụn, bụi bẩn, đầu đen. Nhưng thật sự là phương pháp này không hiệu quả.
Lời khuyên: Hãy để dành trứng làm ốp la, còn muốn lột mụn hay căng da hãy mua các loại mặt nạ chuyên dùng cho da mặt.
4. Dùng kem chống hăm tã để trị mụn
Khi bị mụn, chúng ta thường muốn “lập tức tiêu diệt” chúng. Nguyên nhân một phần là do cảm giác nhức nhối của mụn. Vì vậy, có một số người thoa bất cứ thứ gì lên vùng da mụn, kể cả… kem trị hăm tã.
“Tôi rất thích các sản phẩm đa chức năng, nhưng trong trường hợp áp dụng phương pháp chăm sóc da mụn bằng kem tã thì khác. Kem trị hăm tã thường tạo ra lớp màng dưỡng ẩm trên da. Việc tạo lớp màng trên da như thế sẽ làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn” – bác sĩ Dendy Engelman chia sẻ. Cụ thể là, lớp màng dưỡng ẩm đó sẽ khiến da bí bách lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Lời khuyên: Hãy để kem chống hăm tã làm nhiệm vụ chính của nó là chống hăm thôi.
5. Bôi kem đánh răng để trị mụn
Hầu hết chúng ta ai cũng đã từng thực hiện phương pháp này ít nhất một lần rồi nhỉ? Internet bảo rằng, bôi kem đánh răng sẽ làm khô mụn trứng cá chỉ sau một đêm. Nhưng da khô cũng sẽ có nhiều kích ứng hơn. Kem đánh răng thường sẽ làm khô vì các thành phần phổ biến trong đó là: baking soda, peroxide và thường có thêm bạc hà. Thật đáng buồn là những thành phần này lại là những chất dễ gây viêm. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm khác như acid salicylic hay benzoyl peroxide có tính diệt khuẩn và tẩy tế bào chết.
Lời khuyên: Không nên lãng phí kem đánh răng lên mặt, dùng cho răng là đủ rồi.
6. Sử dụng nước chanh làm sáng da
Các phương pháp DIY thường sử dụng nước chanh để làm trắng da, cho rằng axit citric trong chanh có thể giúp tẩy tế bào chết, làm mờ các đốm đen, và giảm các triệu chứng tăng sắc tố. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu vẫn khuyên rằng: Bạn có thể bị bỏng da, tăng sắc tố, mẫn cảm với ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng những chất có liên quan đến chanh thì phải tránh nắng tối đa, vì trong chanh có chứa chất hoá học gọi là psoralen, chất này phản ứng mạnh với ánh nắng mặt trời, kể cả nắng sáng hay nắng chiều.
Lời khuyên: Nếu bạn thật sự muốn, hãy dùng nước chanh đã pha loãng, và dùng vào ban đêm để tránh nắng tuyệt đối.
7. Tẩy da chết bằng baking soda
Hầu hết các bà nội trợ đều có một hộp baking soda để khử mùi hành tỏi. Chúng cũng rất hữu ích trong việc vệ sinh, tẩy rửa bồn cầu, nhà tắm. Vậy lí do gì mà lại đem chất tẩy rửa bồn cầu để tẩy da chết trên mặt?
Baking soda có thể ảnh hưởng đến mức độ pH của da. Da của chúng ta có tính axit tự nhiên, và baking soda thì có tính kiềm cao, do đó nó sẽ phá huỷ lớp bảo vệ của da và lớp phủ axit bên ngoài. Khi những lớp bảo vệ đó bị phá huỷ, da dễ bị kích ứng hơn, bị mài mòn và có thể gây nhiễm trùng bề mặt. Và còn tệ hại hơn khi trộn bột baking soda với nước chanh.
Lời khuyên: Sản phẩm của nhà bếp và nhà vệ sinh tốt nhất chỉ dùng trong bếp và trong nhà vệ sinh thôi.
7 mẹo làm đẹp cực dễ cho phái đẹp.
Các bác sĩ da liễu luôn khuyên rằng những cách làm đẹp tại nhà mà bạn tìm thấy trên mạng không phải lúc nào cũng đáng tin ngay cả khi đó là những sản phẩm làm đẹp từ nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong nhà bếp. Nói chung, không phải những thực phẩm có lợi trong ăn uống thì cũng có lợi khi sử dụng trên da.