Chị em nào cũng có thể bị kinh nguyệt không đều ít nhất 1 lần trong đời, nhất là bé gái tuổi dậy thì, phụ nữ tuổi sinh sản. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin về kinh nguyệt không đều như dấu hiệu kinh nguyệt không đều là gì? Nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên, người có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản TW, đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, bắt đầu từ bé gái dậy thì đến khi kết thúc ở tuổi mãn kinh. Một vòng kinh 28-30 ngày, lượng máu trung bình 40-100ml, thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày.”
Biểu hiện kinh nguyệt không đều
Còn tình trạng kinh nguyệt không đều là hiện tượng bất thường về số ngày hành kinh, chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn…
Biểu hiện dễ nhận biết hiện tượng kinh nguyệt không đều:
– Chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày.
– Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần.
– Lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít.
– Máu kinh có màu bất thường như sẫm hơn, có lẫn cục máu đông hoặc cục máu đen.
– Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh.
– Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên hoặc đến tuổi dậy thì vẫn chưa có kinh.
– Ngoài ra, chị em kinh nguyệt không đều còn có cảm giác đau bụng kinh, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, thậm chí choáng ngất do mất máu quá nhiều…
Các dạng kinh nguyệt không đều
– Chậm kinh: Là tình trạng đến ngày “đèn đỏ” khoảng 3-4 ngày mà vẫn chưa có kinh, nếu chậm kinh 10 ngày mà trước đó có quan hệ tình dục thì có thể do mang thai.
– Kinh đến sớm: Nhiều chị em có chu kỳ kinh đến sớm hơn bình thường, thậm chí chu kỳ kinh dưới 21 ngày.
– Rong kinh: Là tình trạng máu kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít.
– Kinh thưa: Là tình trạng khoảng cách 2 chu kỳ kinh 1-2 tháng, thậm chí cách nhau 5 tháng.
– Vô kinh: Là tình trạng bạn không có kinh từ 6 tháng trở lên hoặc đến tuổi dậy thì vẫn chưa có kinh.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Có nhiều nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều, có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý.
Nguyên nhân không do bệnh lý:
– Áp lực công việc, chán nản, mệt mỏi, stress khiến chị em ức chế, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
– Hệ thống sinh sản ở các bé gái tuổi dậy thì hoạt động chưa ổn định, nên tình trạng kinh nguyệt không đều cũng không đáng ngại.
– Thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, điều trị an thần…có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Nguyên nhân do bệnh lý:
– Viêm âm đạo: Là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn. Triệu chứng điển hình sưng tấy, ngứa ngáy âm đạo, khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều…Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đời sống sinh hoạt tình dục, chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn.
– Đa nang buồng trứng: Buồng trứng có nhiều nang dẫn đến estrogen tăng, từ đó tử niêm mạc tử cung dày lên và bong tróc gây kinh nguyệt không đều, máu kinh có lẫn niêm mạc. Đây là bệnh lý có thể biến chứng ung thư buồng trứng, căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao.
– U xơ cổ tử cung: Căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi, với triệu chứng điển hình là đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường…Đây là bệnh ảnh hưởng chức năng sinh sản, biến chứng ung thư cổ tử cung gây nguy hiểm tính mạng.
– Polyp cổ tử cung: Một số hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, chậm kinh hay rong kinh…là dấu hiệu cảnh báo bệnh polyp cổ tử cung. Ngoài ra, chị em thường có cảm giác đau bụng kinh, tiểu nhiều, chảy máu âm đạo…
Nhìn chung, kinh nguyệt không đều là hiện tượng bất thường, chị em nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ Thu Hiên cho biết thêm: “Hầu hết các bệnh lý gây kinh nguyệt không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, nếu kinh nguyệt có cục máu đen, mùi hôi thì nữ giới nên đi tầm soát ung thư để tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
Điều trị kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, tùy nguyên nhân gây bệnh. Chị em không nên tự ý mua thuốc chữa trị,vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản nữ giới.
– Nếu do tâm lý hoặc kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chị em có thể dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt.
– Trường hợp mắc bệnh viêm nhiễm, người bệnh có thể dùng thuốc đặt, thuốc kháng sinh, thuốc bôi hoặc đông y. Trong đó, đông y được đánh giá hiệu quả cao, an toàn, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, ổn định môi trường âm đạo và bảo vệ chức năng sinh sản.
– Chị em mắc bệnh u xơ, đa nang có thể áp dụng phương pháp mổi nội soi, thậm chí, nếu phát hiện tế bào ung thư sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung để tránh di căn.
Tham khảo: https://homecares.webflow.io