Việc xin giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một vấn đề vô cùng quan trọng. Có quá nhiều rủi ro có thể xảy ra với người lao động khi họ làm việc không có giấy phép. Nhưng để được Sở Lao động cấp phép là điều không phải dễ dàng, đặc biệt là với người nước ngoài có rào cản ngôn ngữ. Hãy cùng Công ty Luật LAVN tổng hợp những bí quyết để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài một các thuận lợi nhé.
1. Lưu ý khi tự làm hồ sơ xin giấy phép lao động
Việc tự làm hồ sơ mà không thông qua các đơn vị dịch vụ sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí. Tuy nhiên, nếu không cần thận thì tông tiền còn cao hơn đi thuê dịch vụ nếu bạn không có kỹ năng soạn hồ sơ dẫn đến phải làm lại giấy tờ. Sau đây là một số tình huống thường xảy ra sai sót nhất khi làm hồ sơ mà bạn phải chú ý.
Thứ nhất, kinh nghiệm làm việc không phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Đây là lý do thường xuyên bị từ chối nhất. Hãy chắc chắn kiểm tra kỹ tài liệu trước khi nộp để không phải làm lại giấy tờ. Mỗi khi hợp pháp hóa lãnh sự lại các giấy tờ, đều tốn tiền triệu, không có rẻ chút nào.
Thứ hai, kinh nghiệm phù hợp với vị trí tuyển dụng nhưng lại không phù hợp với ngành nghề kinh doanh
Bạn có kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh, bạn xin vào vị trí trưởng phòng kinh doanh, công ty cũ của bạn kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng công ty mới lại làm về thiết kế nội thất. Hồ sơ của bạn 100% sẽ bị từ chối.
2. Rủi ro bị trục xuất nếu không có giấy phép lao động
Pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài làm việc không có giấy phép, hoặc sử dụng giấy phép đã hết hạn sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Công ty nào sử dụng người nước ngoài làm việc mà không có giấy phép (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, hoặc giấy phépđã hết hạn, thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng. Không những thế, người sử dụng lao động, vi phạm quy định về việc sử dụng người lao động nước ngoài cũng sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01 đến 03 tháng.
3. Bí quyết có được giấy phép lao động dễ dàng
Bí quyết thứ nhất là hãy đảm bảo hồ sơ xin giấy phép lao động phải thống nhất.
đừng ghi trong đơn xin cấp giấy phép là thời gian này làm ở Mỹ, nhưng trong xác nhận kinh nghiệm thì lúc đó lại đang làm ở Úc. Sở Lao động sẽ coi đó là sự gian dối và làm khó hồ sơ của bạn
Bí quyết thứ hai là đừng xin vào mấy vị trí “nghe lạ tai”
Các vị trí tuyển dụng kiểu như: Giám đốc quản lý năng lượng; Giám đốc đời sống… Sẽ phải giải trình mệt mỏi luôn đấy. Với kinh nghiệm 10 năm tư vấn pháp lý thì tôi có thể chắc chắn với bạn về điều này.
Bí quyết thứ ba đừng gian dối.
Hãy thành thật trong hồ sơ và mọi sự giải trình nếu có. Chuyên viên sử lý hồ sơ cũng là con người. Mà đã là người thì không ai thích kẻ gian dối hết. Họ đủ tinh tường để biết đâu là hồ sơ năng lực thực, đâu là hồ sơ làm cho có. Nên hãy lựa chọn ứng viên có bằng đại học, đừng tìm cách lách, sẽ gặp nhiều khó khan.
Bí quyết thứ tư là hãy cân nhắc khi tuyển thêm người nước ngoài.
Nếu công ty bạn chỉ có 10 lao động mà đã có đến 3 người làm ở đó, người thứ 4 sẽ rất khó xin giấy phép. Tỷ lệ người lao động nước ngoài trong 1 công ty tốt nhất không nên quá 30% số người lao động.
Trên đây là một vài bí quyết để bạn có thể lấy được giấy phép dễ dàng. Nếu bạn vẫn còn thấy khó thì đừng ngại bấm vào đường link phía dưới để được tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép lao động nhé.