Ngành công nghiệp làm đẹp ngày càng gia tăng, từ đó nhu cầu làm đẹp không chỉ ở nữ giới, mà hầu hết nam giới bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của cái đẹp. Nắm bắt được xu thế thị trường làm đẹp, nhiều người trong chúng ta quyết tâm biến ý định kinh doanh mỹ phẩm thành hiện thực. Tuy nhiên, khi tài chính đã được chuẩn bị sẵn sàng, bạn lại loay hoay không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Thời điểm này, bạn đang rất cần những lời chia sẻ của những người đi trước hoặc giới chuyên gia trong lĩnh vực này. LAVN LAW FIRM chúng tôi là công ty đi đầu trong việc tư vấn những thủ tục liên quan đến mỹ phẩm từ giai đoạn sản xuất cho đến kinh doanh sản phẩm ra thị trường. Nhân cơ hội này, chúng tôi xin chia sẻ một số điều kiện khinh doanh mỹ phẩm nhằm giải đáp những thắc mắc các bạn!
Để kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý mà pháp luật Việt Nam quy định. Trước khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần tìm hiểu các thủ tục pháp lý này để đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật. Theo đó, những điều kiện mà chúng tôi cần lưu ý cho các bạn là:
I. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh mỹ phẩm
1. Đối tượng được đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
Tất cả các cá nhân, tổ chức không thuộc quy định tại điều 13 Luật doanh nghiệp đều được phép thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm nhập khẩu.
2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh
Như đã nói đây không phải lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do đó bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh để nhà nước tuận tiện trong công tác quản lý.
– Tên công ty không trùng lẫn hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh có mã ngành 4649 với nội dung chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm và mã ngành 4772 với nội dung: Bán lẻ mỹ phẩm.
– Địa chỉ công ty không đặt tại chung cư, nhà tập thể hoặc các địa điểm theo quy định không được dùng làm trụ sở công ty ví dụ: Nhà xây trên đất nông nghiệp, đất dự án chưa chuyển đổi mục đích,…
– Giám đốc, người đại diện theo pháp luật không thuộc đối tượng bị hạn chế đăng ký kinh doanh hoặc bị cấm đăng ký kinh doanh. Ví dụ: Người đã làm giám đốc doanh nghiệp bỏ trốn, …
Trường hợp kho chứa hàng không đồng thời là trụ sở chính công ty thì công ty phải thực hiện bổ sung địa điểm kho hàng vào giấy phép kinh doanh sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của chúng tôi tại đây.
II. Mỹ phẩm phải được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
Trong trường hợp bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại, bạn cần đảm bảo quy định tại Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT. Theo đó, mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam.Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.
Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.
Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.”
Và để đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần đáp ứng thêm một số điều kiện nữa:
– Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
– Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
Như vậy, điều đầu tiên bạn phải làm khi bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm là thành lập đơn vị kinh doanh, tiếp theo nếu bạn nhập khẩu mỹ phẩm thì tiến hành thêm thủ tục công bố mỹ phẩm. LAVN cũng hỗ trợ bạn với dịch vụ công bố mỹ phẩm chuyên nghiệp, thời gian nhanh, chi phí hợp lý. Bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, TP. HCM
VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (028) 6261 6569 | Fax: 028 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn | Website: www.lavn.com.vn