Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những bệnh mãn tính thường hay gặp và ngày một gia tăng và nguyên nhân phần lớn do chế độ sinh hoạt hay chế độ ăn uống cũng như công việc có quá nhiều stress.
Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau:
Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp là một xoắn khuẩn gram âm, là loại vi khuẩn duy nhất sống sót và phát triển tốt trong môi trường dạ dày. Theo một số thống kê, có đến hơn 80% người trưởng thành ở Việt Nam bị nhiễm loại vi khuẩn này. Khi đã xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra một số hợp chất gây độc làm tăng tiết dịch vị dạ dày và giảm lớp chất nhày bảo vệ dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Quan điểm điều trị bệnh hiện đại là nhất thiết phải loại bỏ vi khuẩn Hp khỏi dạ dày để đạt được giúp trị bệnh triệt để. Cách loại bỏ vi khuẩn Hp hiện nay phổ biến là sử dụng phác đồ diệt vi khuẩn Hp với kháng sinh kết hợp thuốc ức chế tiết acid dạ dày.
Ngoài ra, tại Nhật Bản và một số nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng công nghệ miễn dịch với việc bổ sung kháng thể ức chế trực tiếp vi khuẩn Hp (OvalgenHP) vào trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày cho mọi độ tuổi. Nhờ tính hiệu quả, an toàn của loại kháng thể này mà tỷ lệ vi khuẩn Hp ở Nhật Bản trong 1 thập kỷ trở lại đây giảm xuống đáng kinh ngạc, nhất là ở trẻ em. Tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày tá tràng và Ung thư dạ dày cũng giảm xuống theo tỷ lệ tương ứng.
Căng thẳng quá độ
Stress đã được chứng minh rằng có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày, viêm hang vị, bờ cong nhỏ… mạn tính. Khi sự căng thẳng tâm lý vượt qua sức chịu đựng, cơ thể sẽ giải phóng cortisol để điều hòa quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, chính chất này lại là nguyên nhân dẫn đến việc bài tiết acid trong dịch vị dạ dày quá mức, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó cortisol còn ngăn cản quá trình tự làm lành vết thương của cơ thể bằng cách dập tắt các phản ứng tự nhiễm.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường
Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thất thường chính là một trong những tác nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày một thêm trầm trọng. Dạ dày sẽ bị tổn thương và quá tải khi bạn vừa ăn vừa làm việc hoặc đọc báo, xem Ti Vi, chơi game… hoặc thói quen bỏ bữa, cũng như ăn quá no và quá nhiều.
Trong một thời gian dài, quá trình bài tiết dịch vị dạ dày sẽ bị rối loạn, dẫn đến việc các niêm mạc trong dạ dày bị ăn mòn gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và cuối cùng là ung thư dạ dày. Chính vì vậy, để phòng tránh cũng như hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý và khoa học nhất.
Sử dụng nhiều các loại thuốc kháng viêm và giảm đau
Có rất nhiều loại thuốc kháng viêm, giảm đau và chống trầm cảm có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Chúng phá hủy lớp dịch nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, việc thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc này còn khiến cho gan, thận và hệ tim mạch hoạt động quá tải, chính vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc cũng như hết sức thận trọng trước khi dùng.
Thuốc lá và bia rượu, các chất kích thích
Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Còn các đồ uống có cồn như bia, rượu… sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày của bạn, lâu dài cũng dẫn đến bệnh này và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận. Chính vì vậy, loại bỏ chúng ra khỏi danh sách những món khoái khẩu sẽ bạn được tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn và không còn nỗi lo viêm loét dạ dày.