Tác phẩm là 1 loại hình được pháp luật công nhận và bảo hộ. Vậy các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm những gì và có lợi ích gì khi đăng ký bản quyền tác giả? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho bạn chi tiết:
1. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ
Pháp luật cũng đã quy định rõ ràng về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
2. Quyền lợi đăng ký bản quyền tác giả
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, tác giả được hưởng đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả sẽ cụ thể như sau:
* Quyền nhân thân:
– Quyền đặt tên cho tác phẩm
– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành rộng rãi tác phẩm đến với công chúng do tác giả hoăc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ khi có thỏa thuận với tác giả.
* Quyền tài sản
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc dưới bất kì hình thức nào.
– Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
– Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
– Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.