Hiện nay, hiện tượng tảo hôn không còn phổ biến như trước tại các làng, bản tại Việt Nam. Nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn tại tại các vùng cao, một số gia đình tại đó vẫn giữ tập tục này. Vậy, tảo hôn là gì? các gia đình cho con cái kết hôn sớm (tảo hôn) sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư X sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này. |
Căn cứ:
-
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
-
Nghị định số 110/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
-
Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Nội dung tư vấn:
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên) theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình.Tảo hôn là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Khi thực hiện hành vi này, người tổ chức tảo hôn và người thực hiện tảo hôn đều bị xử lý theo quy định. Cụ thể như sau:
Người nào tổ chức đám cưới cho nam, nữ chưa đến tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 167/2013/NĐ – CP
“Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.”
Nếu người tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà nay tiếp tục thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn thì bị xử lý hình sự với mức phạt là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm theo Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Đối với hành vi cưỡng ép tảo hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo Điều 55 Nghị định số 110/2013/NĐ – CP:
“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.”
Nếu còn băn khoăn về việc làm trích lục khai sinh, bạn có thể tham khảo dịch vụ Trích lục khai sinh của chúng tôi.