Đau dạ dày (đau bao tử) đang là căn bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam và ngày một gia tăng. Chính vì thế mà người bị bệnh dạ dày cần nắm rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như triệu chứng để có thể phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Đau dạ dày là gì, có nguy hiểm không ?
Bệnh đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do các vết loét. Gây nên những cơn đau vùng bụng thường xuyên, khó chịu vô cùng. Khi ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.
Trên thực tế, đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện này. Theo thống kê những biến chứng của bệnh nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon, kèm theo các cơn đau quặn bụng. Nặng hơn có thể là trào ngược, viêm loét thậm chí là ung thư dạ dày.
Dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày
Đau vùng thượng vị
Đây là triệu chứng đầu tiên và thường có ở người bị đau dạ dày.Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ, tức bụng hoặc nóng rát quanh vùng thượng vị. Các cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên ngực nhưng không đau dữ dội. Triệu chứng thường xuất hiện từ một đến hai tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và tái phát lại. Nếu để tình tràng này kéo dài, bệnh nhận sẽ bị đau triền miên.
Ợ hơi, ợ chua
Là triệu chứng quan trọng của bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân do dạ dày tiết nhiều dịch vị và trào ngược dạ dày thực quản.
Khi hoạt động của dạ dày rối loạn, thức ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng lên men làm tăng acid dạ dày. Acid dạ dày tăng, làm mở tâm vị, acid dạ dày bị đẩy lên thực quản. Người bệnh đau dạ dày sẽ bị chướng bụng đầy hơi, kèm theo cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng. Triệu chứng gây sự khó chịu cho người bệnh.
Buồn nôn hoặc nôn
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ngoài các triệu chứng của bệnh đau dạ dày trên bệnh nhân còn cảm thấy buồn nôn và nôn. Bệnh nhân có thể nôn khan hoặc cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài. Nếu nôn nhiều, có thể gây rách niêm mạc thực quản, mất nước, điện giải trong dịch dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân.
Nguyên nhân có thể do loét dạ dày, viêm dạ dày câp, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Chán ăn, suy nhược cơ thể
Khi chức năng của dạ dày hoạt động kém, người bị đau dạ dày sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, cảm giác ấm ách, dẫn tới chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Biểu hiện là giảm lượng thức ăn hoặc ăn không ngon miệng.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu ra khỏi lòng mạch đi vào ống tiêu hóa. Đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện là bệnh nhân nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân đen hoặc đỏ tươi.
Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa có thể là viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan…. nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày.
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh đau dạ dày này, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được chữa trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân bệnh đau dạ dày
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp bệnh nhân cần chú ý:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nấm
80-90% người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và nhiễm nấm hoặc các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis).
Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa, chúng sống trong lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp tạo ra các chất kháng viêm Interleukin gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày gây ra đau.
Vi khuẩn Hp lây qua đường ăn uống, do đó, ăn uống mất vệ sinh làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
Thói quen sinh hoạt
Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể do uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói,…
Stress, căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, kém ăn, sụt cân và đau bụng kéo dài dai dẳng.
Nguyên nhân bệnh đau dạ dày do thuốc kháng sinh
Các loại thuốc ngừa loãng xương, duy trì mật độ xương, nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroids… đều có nguy cơ dẫn tới tác dụng phụ như đau bụng, đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày.
Ung thư
Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như tuyến tụy, gan, túi mật, dạ dày… bị ung thư đều là nguyên nhân đau dạ dày và các triệu chứng thường phát tác ở giai đoạn muộn.