Van bướm điều khiển bằng khí nén là một loại van công nghiệp đã và đang được nhiều tin tưởng và sử dụng. Nhưng van bướm khí nén là gì? Cách lắp đặt ra sao? Cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin về cách lắp đặt van bướm khí nén. Mời các bạn cùng theo dõi.
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu van bướm điều khiển bằng khí nén là gì?
Van bướm điều khiển bằng khí nén là thiết bị được đóng mở bằng hệ thống khí nén. Gồm 1 van bướm cơ kết hợp với thiết bị truyền động khí nén. Khi khí nén khí được cấp vào và phân chia hướng đi bới một van điện từ khí nén. Khi khí nén đi qua bộ bộ điều khiển tác động lên Pittong di chuyển thành một hành trình tạo ra lực mô men xoắn cho trục van, làm trục van bướm xoay 90 độ, hiện tượng mở van xuất hiện. Tương tự cho hành trình đóng của van được gọi là hệ thống tác động kép. Lực phản hồi của lò xo cho phép van thực hiện hành trình đóng tự động được gọi là tác động đơn.
Van bướm điều khiển khí nén được cấu tạo như thế nào?
Van được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính:
Van bướm
Van bướm là bộ phận lắp đặt trực tiếp và hệ thống. Cấu tạo của van đóng mở dạng cánh bướm nên chúng được gọi là van bướm hay van cánh bướm. Chúng có nhiệm vụ đóng khóa van không cho dòng chảy lưu chất đi qua và mở hoàn toàn cho dòng chảy đi qua van. Ngoài ra chúng cũng có thể tiết lưu dòng chảy của vật chất bằng cách mở một góc mở bất kỳ.
Van bướm có nhiều loại, tùy theo chất liệu và kiểu kết nối chúng ta có: Van bướm nhựa, van bướm gang, van bướm inox.
Bộ truyền động khí nén
Bộ truyền động khí nén hay bộ điều khiển khí nén là bộ phận sử dụng nguồn khí nén để tự động điều khiển trục ty của van. Chúng có tác dụng điều khiển van đóng mở một cách nhanh chóng.
Theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động, bộ điều khiển khí nén được chia thành 2 loại chính đó là: Bộ điều khiển khí nén tác động đơn và bộ điều khiển khí nén tác động kép.
Van bướm điều khiển khí nén được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp hiện nay, với rất nhiều ứng dụng thực tế:
– Đóng mở đường ống dẫn khí trong các hệ thống nén khí
– Đóng mở đường nước sạch, nước thải
– Đóng mở đường ống khí gas, oxy…
– Các hệ thống cấp, xả nhiên liệu như: Than, hóa chất, xăng dầu,…
– Nhiều nhà máy công nghiệp và tư nhân: Nhà máy gạch, nhà máy dệt may, nhà máy in ấn, sản xuất thức ăn chăn nuôi,…v…v..làm việc khác nhau
Cách lắp đặt van bướm điều khiển khí nén trong đường ống?
Cách lắp đặt van bướm tưởng chừng như đơn giản. Thế nhưng nếu không nắm rõ quy tắc cũng như một số mẹo vặt trong lắp đặt. Thì việc lắp đặt của bạn sẽ trở nên khó khăn và gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Và khi bắt đầu lắp thì bạn nên phân biệt các kiểu kết nối của van. Và xem xét van mình cần lắp thuộc nhóm nào.Van bướm kiểu wafer: Đây là dòng van kết nối dạng kẹp. Và là dòng van phù hợp với tất cả tiêu chuẩn mặt bích: JIS, BS, DIN…
– Van bướm kết nối mặt bích: Tiêu chuẩn mặt bích bao gồm: DIN, BS, ANSI, JIS… bạn cần xác định đúng để có thể chuẩn bị loại mặt bích cho quá trình lắp đặt trong hệ thống.
Tiến hành chuẩn bị và tiến hành lắp đặt van bướm khí nén
Khi bắt đầu vào việc lắp đặt bạn nên chuẩn bị vật tư như sau:
– Chuẩn bị van: van bướm điều khiển khí nén.
– Mặt bích 2 cái. Mặt bích khi lựa chọn bạn nên chọn cẩn thận phù hợp với mặt bích của van
– 2 cái gioăng cao su
– Vệ sinh hai đầu đường ống trong hệ thống
– Chuẩn bị bu lông và đai ốc:
– Dụng cụ đi kèm cờ lê, mỏ lết để siết bulong.
Quy trình lắp ráp van bướm điều khiển khí vào đường ống:
– Đầu tiên hàn cố định hai mặt bích vào hai đầu chờ của đường ống
– Lắp gioăng cao su làm kín áp sát vào mặt bích
– Đặt van bướm vào sao cho áp sát gioăng, xỏ bulong qua lỗ của hai mặt bích và tai van. Việc này sẽ giúp cho van cố định tại vị trí cố định.
– Đặt gioăng làm kín vào ở giữa van bướm với mặt bích còn lại.
– Đẩy bulong vừa cho vào lỗ bích còn lại. Và sau đó tiếp tục lắp bu long còn lại qua lỗ mặt bích.
– Siết chặt bu lông
* Đặc biệt lưu ý: Với kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, khí lắp van bướm nên quay van lên trên đầu, có nghĩa van nên đứng thẳng hoặc hơi nghiêng. Khí lắp nên để ý hướng dòng chảy tiếp xúc trực tiếp với van, để lắp sao cho phần đĩa van không có ốc hoặc có bất cứ vật cản vì sao? Vì khí mở áp lực nước rất mạnh, tác động trực tiếp lên phần này lâu dài có thể không tốt.
Trên đây là một vài chia sẻ về cách lắp đặt van bướm điều khiển khí nén của chúng tôi. Hi vọng những chia sẻ này sẻ giúp ích cho các bạn trong quá trình lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén.
Xem thêm : http://vannhapkhau.net/van-buom-dieu-khien-khi-nen-d42.html
Tham khảo : http://vannhapkhau.net/van-bi-dieu-khien-khi-nen-d43.html