Hiện nay, bất động sản tại TP. HCM có quỹ đất ngày càng eo hẹp. Cùng với đó, mức giá bị đẩy lên quá cao làm cho nhà đầu tư cảm thấy ái ngại khi giao dịch. Theo chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát cho biết, xu hướng tất yếu là chuyển sang “đánh bắt xa bờ” ở các tỉnh lân cận TP. HCM. Làn sóng này sẽ giúp khu vực vùng ven có cơ hội bứt phá trong đầu tư bất động sản nhờ giá còn khá mềm.
Tuy nhiên, để thành công ở thị phần này, chuyên gia tư vấn bất động sản Công Ty Địa Ốc Long Phát hướng nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau:
Thời gian đầu tư dài hơn:
Với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, chuyện “lướt cọc”, sang tay sẽ khó diễn ra như những năm 2017 – 2018. Ngoài ra, việc ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay bất động sản cũng là thách thức cho những ai có vốn ít. Do đó, nhà đầu tư phải xác định tâm lý đầu tư trung và dài hạn mới có thể chốt lời như mong muốn. Đồng thời, cần tính toán kỹ khả năng tài chính trước khi đầu tư, để tránh tình trạng thiếu hụt dòng vốn.
Khó định giá được bất động sản vùng ven:
Trong 1 vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản có xu hướng sốt và tăng giá trên toàn quốc. Chính vì vậy, rất khó xác định được đâu là mức giá thật của bất động sản. Nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ về giá mặt bằng chung của thị trường mà sản phẩm bất động sản đang bán. Cũng như phải nhìn nhận được “sức sống” của bất động sản trong thời gian tới dựa vào quy hoạch hạ tầng, dịch vụ, tiện ích, ….
Hạ tầng chậm phát triển, đồng bộ:
Các tỉnh giáp ranh TP. HCM thường có hạ tầng chậm phát triển, quy hoạch chưa đồng bộ. Kéo theo đó sẽ làm cho nền kinh tế xã hội tại khu vực bị ảnh hưởng và làm chậm khả năng tăng giá của bất động sản. Bất động sản muốn phát triển thì cần phải được kết nối giao thông tốt với các khu vực khác chứ không chỉ hoàn thiện hạ tầng của dự án là đủ. Bài học khu đô thị ở các tỉnh được xây dựng rất đẹp và bài bản nhưng vẫn không tăng giá bất động sản vẫn còn đó.
Quy hoạch đẹp chưa chắc đã phát triển:
Những năm qua, các khu vực giáp ranh TP. HCM đã xây dựng được rất nhiều khu đô thị đẹp và hoành tráng nhưng giá trị bất động sản tại đây lại không tăng giá hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là vì các sản phẩm được chào bán tại các khu đô thị này không phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của đại đa số khách hàng. Dẫn đến việc bán hàng rất chậm và một khi khách hàng đã mua thì muốn thanh khoản cũng rất khó.
Khả năng tăng giá còn bỏ ngõ:
Hiện tại, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của các tỉnh giáp ranh TP. HCM còn chưa đồng đều. Chủ yếu tập trung phát triển ở các thành phố lớn hoặc các khu công nghiệp, dịch vụ. Do đó, nhu cầu bất động sản tại mỗi khu vực cũng rất khác nhau. Đặc biệt, các giai đoạn mở bán đầu tiên của dự án bất động sản vùng ven thì khoảng 70 – 80% khách hàng mua là để đầu tư, chỉ có 20 – 30% là mua để ở. Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho các nhà đầu tư là phải lựa chọn được những bất động sản phù hợp với xu thế, văn hóa mua bán tại địa phương. Chứ không nên “lao đầu” vào mua rồi lúc muốn ra hàng lại không được.
Nói tóm lại, với mức giá hiện tại thì bất động sản giáp ranh TP. HCM vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn và chốt lời như mức kỳ vọng thì nhà đầu tư cần nghiên cứu sản phẩm kỹ hơn. Và có thể tóm gọn trong câu nói: “Nhất cận thị, nhị cận lộ”.