Theo Địa Ốc Long Phát, Dự án đường Vành đai 3 là một trong những tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhiều thành phố, tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, điều chỉnh vào năm 2013, dự án đã chính thức đi vào triển khai. Với tổng chiều dài 98,54km đi qua 4 tỉnh: Long An, Bình Dương và TP.HCM và Đồng Nai, dự án đường Vành Đai 3 được chia thành 4 đoạn thi công.
-Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km. Chia thành 02 giai đoạn thi công 1A và 1B, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và Tp. Hồ Chí Minh (đường vành đai 3 Tp. HCM)
-Đoạn 2: từ Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km.
-Đoạn 3: đoạn từ Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỷ đồng.
-Đoạn 4: Đoạn từ Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
Tác động của dự án đường Vành đai 3 đến bất động sản
Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng giao thông chính là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Dia Oc Long Phat cũng như các chuyên gia vẫn đang đặt kỳ vọng rất lớn về sự xuất hiện của các điểm nóng nhà đất mới sau khi dự án đường Vành đai 3 hoàn thiện.
-Dự án đường Vành đai 3 có tác động lớn đến bất động sản khu vực Đông Nam bộ:
-Đẩy mạnh phát triển kinh tế của các đô thị vệ tinh Tp. Hồ Chí Minh, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong khu vực
-Tăng cường khả năng kết nối của các khu đô thị vệ tinh, khu công nghiệp tới vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ
-Thúc đẩy quá trình dịch chuyển bất động sản về vùng ven, rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh để các tỉnh trọng điểm như: Đồng Nai, Long An và Bình Dương.
-Mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác cùng phát triển giữa các tỉnh Đông Nam Bộ. Tạo điều kiện cho dân cư các tỉnh tiếp cận, đầu tư bất động sản ở các tỉnh trong khu vực.
-Giải tỏa sức ép nguồn cung bất động sản cho Tp. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện phát triển diện mạo đô thị cho các tỉnh vùng ven.
-Bất động sản Long An, bất động sản Bình Dương, bất động sản Đồng Nai sẽ nhanh chóng thay đổi diện mạo nhờ sức hút lớn đối với khách hàng, nhà đầu tư Tp. HCM và các tỉnh thành khác lân cận.
-Tác động mạnh đến mặt bằng giá nhà đất của hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
Tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 3
Tính đến tháng 5/2020, dự án đường Vành đai 3 đang thực hiện song song nhiều nhiệm vụ. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án này hơn 35.600 tỷ đồng. Trong tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 3, hiện chỉ có 16,3km trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang khai thác với quy mô 6 làn xe cơ giới (chiếm 17% tổng chiều dài). Hầu hết các đoạn của dự án đường Vành đai 3 vẫn gặp khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư và đấu thầu.
Tiến độ khá chậm đối với kỳ vọng đã đặt ra. Trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ thực hiện các dự án Vành đai 3 (đoạn Bình Chuẩn – QL22 và QL22 – Bến Lức), dự án 2A, 2B thuộc dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch, tuyến Mỹ An – Cao Lãnh, nút giao giữa tuyến Tân Tạo – Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa. Tiến độ dự kiến cụ thể như sau:
-Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch đang được Bộ Tài chính thương thảo, đàm phán với EDCF về Hiệp định vay vốn. Dự kiến công tác giải tỏa mặt bằng sẽ hoàn thành vào tháng 6/2020.
-Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn: Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, xây dựng trước năm 2020 khởi công đường vành đai 3 Tp. HCM. Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản hơn 16km đường Vành đai 3 đi qua địa phận tỉnh Bình Dương đã đã đưa vào khai thác. Hiện tại, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn và điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa vẫn đang được thi công hoàn thiện.
-Đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22: Hiện Chính phủ đang đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.
-Đoạn Bình Chánh – Bến Lức: dự án được lập bằng nguồn vốn vay ADB, Bộ GTVT đã thẩm định thiết kế cơ sở và phương án đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư đoạn này theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng các tỉnh/thành có tuyến Vành đai 3 đi qua địa phận sẽ tiếp tục có những động thái hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư, đẩy mạnh tiến độ xây dựng để hoàn thành đúng thời gian dự kiến.