Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, khá phổ biến và có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Giang mai là bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS, lây qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn, miệng), hay qua các vết thương trên da và niêm mạc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Bệnh có dấu hiệu là sự xuất hiện các tổn thương ngoài da dưới nhiều hình thức khác nhau:
– Các vết loét hình tròn hoặc oval, màu đỏ, xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nam và nữ giới, cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác như miệng, tay , chân
– Các mẩn đỏ giống như phát ban, chủ yếu tập trung ở lòng bàn tay hoặc bàn chân
– Triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt, có hạch ở cổ, háng hoặc nách.
Các biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện theo từng giai đoạn được nêu ở dưới.
- Giai đoạn 1
Giang mai giai đoạn đầu có thời gian ủ bệnh là từ 10 – 90 ngày. Biểu hiện đặc trưng là các săng giang mai (vết loét cứng) hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, nhẵn, nông, không gây đau ngứa, không chảy mủ, hoặc nổi hạch 2 bên bẹn nhưng không gây đau. Ở nam nữ nói chung các săng giang mai xuất hiện ở quanh hậu môn, ống hậu môn, xung quanh miệng, trong khoang miệng, lưỡi, môi. Riêng ở nam giới, săng giang mai có thể xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, lỗ sáo, bìu. Còn riêng ở nữ giới, chúng xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung.
Giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh không gây phiền toái, tự động mất đi sau 2-6 tuần, người bệnh thường chủ quan là bệnh đã khỏi.
- Giai đoạn 2 (khoảng 45 ngày sau giai đoạn 1)
Xoắn khuẩn lúc này có mặt ở khắp cơ thể, máu, da và niêm mạc, gây nhiều tổn thương khác nhau. Trên da, có các phát ban màu hồng, như vết dát tròn, tập trung ở hai bên mạn sườn, ngực, bụng, 2 tay. Phát ban to lên, mưng mủ, sùi như hình súp lơ. Ngoài ra, các ẩn giang mai màu hồng đỏ như vảy nến, tập trung thành các mảng, khi bị cọ xát sẽ chảy nước, xuất hiện toàn thân, nhiều nhất là 2 tay và 2 chân, chủ yếu tập trung ở người nghiện rượu. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các nốt phỏng nước, như mụn cóc xuất hiện tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể như âm hộ, bìu. Người bệnh cũng có thể xuất hiện triệuchứng cúm, mệt mỏi, rụng tóc, đau họng, nhức đầu, đau cơ. Trong một số trường hợp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc, viêm khớp…
- Giai đoạn tiềm ẩn
Giai đoạn này không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào, bệnh cũng không dễ lây lan như 2 giai đoạn trên, nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn cuối)
Khuẩn giang mai đã tấn công vào mọi cơ quan, nội tạng của cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Giang mai thần kinh sẽ gây tổn thương dây thần kinh, giang mai tim mạch gây phình động mạch… hoặc các biến chứng khác như mất trí nhớ, mù lòa, điếc, động kinh, liệt, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi (giang mai bẩm sinh). Nếu không điều trị kịp thời, thai có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ cao tử vong. Trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai thường có các biểu hiện: gan to bất thường, vàng da, viêm tuyến, xương phát triển bất thường, não bị ảnh hưởng
Xem thêm: