Hoạt động kinh doanh bất động sản ngày càng có sự phát triển vượt bậc, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Do vậy, sẽ chẳng có gì quá ngạc nhiên khi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành công như Long Phát gặp phải tin đồn thất thiệt như vậy.
Bên cạnh đó, hiện nay không ít công ty bất động sản dùng đủ chiêu trò lừa khách hàng mua đất như bán đất dự án “ma”, không xuất hóa đơn, dụ dỗ ký hợp đồng góp vốn khi chưa đủ Pháp lý nhà đất,…đặc biệt là sau vụ bê bối của công ty bất động sản Alibaba, thị trường nhà đất cả nước chậm lại, Khách hàng đầu tư bất động sản vì thế cũng e dè, cẩn trọng hơn. Giữa thị trường đầy biến động và rủi ro, một trong số ít chủ đầu tư chưa từng dính bất kỳ một tin đồn thất thiệt nào chính là Long Phát.
Địa ốc Long Phát là một trong những doanh nghiệp mũi nhọn kinh doanh lĩnh vực bất động sản các tỉnh thành lân cận trung tâm Tp.HCM. Tuy nhiên, dạo gần đây có nhiều tin đồn thất thiệt về việc Long Phát lừa đảo trục lợi chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ phía khách hàng, nhà đầu tư và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Địa Ốc Long Phát lừa đảo lập dự án “ma” rao bán và cố tình chiếm đoạt tài sản khách hàng có thật hay không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây, mời quý khách hàng cùng tham khảo.
Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư đáng chú ý với các nhà đầu tư nước ngoài cả hiện tại và trong tương lai, đặc biệt với lĩnh vực bất động sản.
Vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường bất động sản
Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2018, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần) đạt gần 6,62 tỷ USD.
Trong đó, đáng chú ý là dự án siêu đô thị thông minh tại Đông Anh (Hà Nội), quy mô 272ha, tổng vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD do liên danh Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG thực hiện.
Cũng tại Hà Nội, một dự án bất động sản vốn ngoại lớn khác cũng được cấp trong năm 2018 là Dự án Lotte Mall Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD do Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) thực hiện, Dự án là khu tổ hợp tiêu chuẩn quốc tế cao cấp, bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ du lịch kinh doanh lưu trú ngắn ngày.
Theo ông Trần Văn Vĩnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, các tập đoàn lựa chọn khu vực đầu tư rất thích hợp vì đã có sẵn đất sạch, giao thông thuận tiện, giáp sông, gần Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành trong tương lai. Tỉnh sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn sớm hoàn thành thủ tục đầu tư vào Đồng Nai.
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng cho biết thêm, hiện nay, địa phương đang mời gọi các tập đoàn nước ngoài liên kết đầu tư vào các khu đô thị nhằm tạo ra những khu đô thị thông minh, phát triển bền vững.
Hứa hẹn đầy triển vọng thị trường bất động sản 2020
Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong năm 2019 đầy biến động. Tuy nhiên, không vì thế mà giảm sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, năm 2020 được hứa hẹn sẽ là năm nguồn vốn ngoại sẽ chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Một trong những lý khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam là việc lãnh đạo các địa phương, nhất là TP.HCM đang kêu gọi các công ty, tập đoàn trong nước tích cực mở rộng các chương trình hợp tác với nước ngoài trong việc cải thiện và chính trang đô thị theo những mô hình mới như đô thị xanh, đô thị thông minh.
“Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đem đến cho thị trường bất động sản Việt Nam không ít cơ hội khi nhà đầu tư nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc…, đang có xu hướng dịch chuyển hướng thương mại sang các nước có tiềm năng về ưu đãi thuế cũng như lực lượng nhân công giá rẻ như Việt Nam”, bà Hằng cho biết thêm.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, sắp tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận nhiều luồng quan tâm mạnh mẽ đến từ quỹ đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và thiếu các cơ hội đầu tư an toàn, tiềm năng cao, thì kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở thành một trong những điểm đến thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.
“Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn có tác động đến nền kinh tế và thị trường bất động sản Việt Nam”, ông Châu nhấn mạnh và cho biết, vấn đề đặt ra đối với thị trường bất động sản là tận dụng lợi thế của đất nước để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam và thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, nguồn vốn của kiều bào ở nước ngoài để bổ sung, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn MIKGroup cho rằng, khi vốn tín dụng từ ngân hàng thu hẹp lại, các doanh nghiệp bất động sản khi triển khai dự án buộc phải có phương án và kế hoạch rõ ràng. Với dòng vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đổ mạnh vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp tục là một hướng đi hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.
Dẫu vậy, ông Trân lưu ý rằng, cơ hội thu hút thêm nhà đầu tư là điều mà các chuyên gia đề cập đến nhiều, song để có thể đáp ứng và hấp thụ tốt lại cần đến các yếu tố hạ tầng cứng và mềm. Theo đó, bản thân doanh nghiệp phải hành động như một nhà bán hàng chuyên nghiệp: huy động dòng tiền ra sao, quản lý vốn như thế nào và đâu là kế hoạch để tăng lợi nhuận, tập trung vào các dự án có giá trị gia tăng cao, chứ không đầu tư dàn trải. Khi các ngân hàng không còn là “mỏ tiền” để khai thác, các doanh nghiệp phải tính đến giải pháp tài chính dài hạn hoặc tìm những nhà đầu tư để cùng triển khai dự án.