Rong kinh là tình trạng ra máu dài trong chu kì kinh trên 7 ngày. Rong kinh và rong huyết khá giống nhau nhưng lại là hai bệnh khác nhau. Rong kinh trên 15 ngày thì được gọi là rong huyết. Rong kinh sau sinh là hiện tượng thường gặp và nguy hiểm ở phụ nữ. Chuyên gia Phụ khoa Thiện Hòa sẽ cung cấp cho mọi người những điều cần chú ý khi bị rong kinh sau sinh.
Tại sao lại xuất hiện rong kinh sau sinh?
Nhắc lại một chút, chu kì kinh nguyệt là phản ứng của cơ thể theo chu kì. Quá trình chủ yếu là tự đào thải, bóc lớp nội mạc tử cung để thay lớp mới. Khi cơ thể tự bóc lớp này sẽ kèm theo xuất huyết, và đó chính là nguồn gốc của máu kinh.
xem thêm: benh rong kinh co quan he duoc khong
bi rong kinh co thai duoc khong
Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong quá trình mang thai và sinh là rất nhiều. Trong quá trình này, nội mạc tử cung sẽ dày lên rất nhiều. Hơn nữa sau khi sinh thì buồng trứng phải mất 3 -5 tháng mới hoạt động bình thường trở lại. Trong lần kinh nguyệt đầu tiên ấy, cơ thể phải loại bỏ lớp nội mạc tử cung ấy, để thay một lớp mới. Quá trình này rất dễ gây nên rong kinh.
Rong kinh sau sinh có nguy hại gì?
Trong 4 tháng đầu, sức khỏe của người mẹ chưa được phục hồi nên việc rong kinh sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến người mẹ.
+ Nguy cơ gây thiếu máu
Thiếu máu sau sinh là hiện tượng thường gặp ở những người thể trạng yếu. Cộng với việc mất máu do rong kinh sau sinh thì sức khỏe của người mẹ suy giảm rõ rệt. Gầy yếu, xanh xao, hoa mắt chóng mặt, thở dốc, không có sức lực. Không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
+ Dễ mắc các bênh lý phụ khoa
Khi cơ thể mất máu nhiều, toàn bộ dinh dưỡng sẽ chuyển về để tập trung khôi phục lượng máu đã mất. Chính vì vậy lúc này sức đềkháng người mẹ là yếu nhất. Những nguyên nhân này dẫn đến người phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng ….
+ Sức khỏe của trẻ không đảm bảo
Trẻ em cần được bú sữa mẹ trong 6 – 12 tháng đầu sau sinh. Sữa mẹ chính là liều kháng sinh tự nhiên mà trẻ nhận được trong thời gian đầu. Nếu việc người mẹ bị rong kinh sau sinh thì việc dinh dưỡng cho trẻ không được đảm bảo. Trẻ sẽ chậm lớn, hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp ….
Khi nào cần đến bác sĩ
Nếu chị em thấy việc kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc những ngày đầu với số lượng máu ra nhiều, cần đến gấp những cơ sở y tế chuyên môn, uy tín. Ngoài thời gian kinh nguyệt nếu chị em còn thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức bụng dưới, nhiều máu cục … cần chú ý và đi gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay. Phòng khám Đa khoa Thiện Hòa luôn là địa chỉ tin cậy cho chị em phụ nữ.
Điều trị rong kinh sau sinh như thế nào?
Việc điều trị rong kinh cần dựa vào sức khỏe, tình trạng mất máu, các bệnh lý kèm theo để điều trị. Xác định đúng nguyên nhân là một nửa thành công trong điều trị. Tại phòng khám Thiện Hòa, việc điều trị rong kinh sẽ theo những yếu tố sau:
+ Căn cứ dự vào tình trạng sức khỏe của người mẹ, điều trị những gì cấp thiết nhất. Thiếu máu thì bổ sung sắt, vitamin giúp cơ thể tự tạo máu. Nếu quá yếu thì sẽ được truyền máu và truyền dinh dưỡng.
+ Điều trị thuốc giúp ổn định nội tiết tố. Phòng tránh viêm nhiễm các bệnh phụ khoa bằng kháng sinh. Việc lựa chọn thuốc điều trị khá khó khăn, phải cân nhắc giữa lợi ích của mẹ và lợi ích của con. Đôi khi nó không vẹn toàn, vì con mà mẹ chậm khỏi bệnh, vì mẹ mà con sử dụng kháng sinh sớm.
+ Điều trị tâm lý và các phương pháp hỗ trợ. Tâm lý đối với bà mẹ sau sinh vô cùng quan trọng. Nhiều người bị trầm cảm sau sinh, lú lẫn, mơ hồ sau sinh. Rất đáng lo ngại khi đi kèm với tình trạng rong kinh sau sinh.
Đó là những thông tin sơ qua về rong kinh sau sinh mà chuyên gia Phụ khoa Thiện Hòa chia sẻ với chúng ta. Bài viết có hạn hi vọng là bài viết sẽ giúp được quý vị và các bạn hiểu và nắm rõ về rong kinh sau sinh. Mọi câu hỏi, thắc mắc, hay cần tư vấn về các bệnh lý phụ khoa xin vui lòng gọi về số 038.5990.114 để được tư vấn và chăm sóc miễn phí.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-rong-kinh-sau-sinh/