Viêm bàng quang là chứng bệnh hay gặp ở cả nam và nữ. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng điều trị khá phức tạp. Và kết quả của quá trình điều trị viêm bàng quang phụ thuộc rất nhiều vào khâu xét nghiệm, vậy cần phải làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh viêm bàng quang? sau đây các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiện Hòa xin được khái quát cụ thể trong nội dung bài viết.
ÁP DỤNG VIÊM BÀNG QUANG KHI NÀO?
– Mức độ viêm bàng quang nhẹ
Sung huyết, phù nề chủ yếu ở lớp niêm mạc bàng quang. Khi bộ phận này bị viêm và kích thích, người bệnh có biểu hiện đau dọc từ niệu đạo đến bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân còn hay sốt cao, tiểu buốt, tiểu bí ngắt quãng, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, hay có màu sắc khác thường.
– Mức độ viêm bàng quang nặng
Xơ hóa bàng quang, thành bàng quang dày lên có hiện tượng tiểu són, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu nhỏ, tiểu buốt là do bàng quang giảm độ đàn hồi gây cản trở chức năng co bóp để đưa nước tiểu ra ngoài. Người bệnh bị sốt, đau tức hạ vị, nước tiểu đục, tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, ngày càng có nhiều các cơn đau lưng và hiện tượng rùng mình. Thận có thể bị nhiễm trùng.
Xem thêm: viêm bàng quang có nên quan hệ
CHẨN ĐOÁN VIÊM BÀNG QUANG CẦN XÉT NGHIỆM NHỮNG GÌ?
– Phân tích, xét nghiệm nước tiểu
Khi phát hiện những dấu hiệu của viêm bàng quang, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt. Sau khi kiểm tra một số câu hỏi để nắm được thói quen ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và xét nghiệm nước tiểu. Việc này giúp xác định được tỉ lệ vi khuẩn, máu, mủ lẫn trong nước tiểu để đánh giá mức độ viêm nhiễm. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý.
Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu, hồng cầu vi niệu thể, mủ và các tế bào bạch cầu đa nhân thoái hóa chứng tỏ bệnh viêm bàng quang đã diễn tiến đến giai đoạn nặng.
Khi soi nước tiểu sẽ thấy có vi khuẩn, cấy nước tiểu giữa dòng có trên 105 vi khuẩn/ml nước tiểu, làm xét nghiệm cặn Ad-dis có trên 5000 bạch cầu/ml/ph.
Soi bàng quang
Các bác sĩ sẽ dùng một ống ánh sáng và ca-me-ra thông qua niệu đạo để kiểm tra bên trong bàng quang. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy một chút mô (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nếu người bệnh không có tiền sử mắc viêm bàng quang trong quá khứ thì không cần thiết phải tiến hành thí nghiệm này.
– Hình ảnh bệnh
Đối với những trường hợp không tìm thấy dấu hiệu của sự nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh qua hình ảnh bệnh. Nếu soi bàng quang thấy hình ảnh bàng quang co bóp, vùng đỉnh có xuất huyết là dấu hiệu của viêm bàng quang kẽ.
– Các kết quả X – quang hoặc siêu âm
Khi bàng quang bị viêm, kết quả siêu âm sẽ thấy bàng quang có niêm mạc dày hơn bình thường. Ngoài ra, siêu âm hệ tiết niệu là một việc làm cần thiết để xác định được hệ tiết niệu bị viêm, sỏi, u…hay không. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm bàng quang.
Hiện nay tại khu vực Hà Nội, Phòng khám đa khoa Thiện Hòa là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn xét nghiệm viêm bàng quang. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị máy móc y khoa hiện đại góp phần giúp xét nghiệm, thăm khám và chữa trị hiệu quả. Ngoài ra, đến đây, người bệnh còn nhận được nhiều tiện ích khác như: dịch vụ y tế tốt, chi phí phải chăng, thông tin bệnh án bảo mật,….
Mọi thắc mắc về bệnh, mọi người hãy nhấp vào bảng chát online bên dưới hoặc gọi số hotline: 038.5990.114 các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/chan-doan-viem-bang-quang-can-xet-nghiem-nhung-gi.html