Tiểu buốt là một hiện tượng khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ một ai. Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh ở đường tiết niệu gây ra. Chứng tiểu buốt gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số cách đơn giản và hiệu quả dưới đây.
Thông thường, khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ tạo ra một phản xạ co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang để nước tiểu được tống ra ngoài. Nhưng khi bàng quang bị tổn thương, đặc biệt là vùng cổ bàng quang – vùng dễ bị kích thích thì khối lượng nước tiểu nhỏ cũng có thể gây ra phản xạ. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều, tiểu buốt.
CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT ĐƠN GIẢN HIỆN NAY
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tiểu buốt mà có biện pháp điều trị phù hợp. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị tốt hơn hết người bệnh nên đi khám chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Xem thêm: đi tiểu buốt và đau bụng dưới
– Tiểu buốt do viêm đường tiết niệu: Có nhiều nguyên nhân gây đường tiết niệu, tùy vị trí viêm và vi khuẩn gây viêm mà các triệu chứng trên lâm sàng có thể khác nhau như đái buốt, đái dắt, đái mủ, đái máu (đái máu vi thể thì mắt thường không nhìn thấy). Bệnh thường gặp phải kể đến là viêm bàng quang, niệu đạo, sỏi tiết niệu, bệnh lậu cấp…
– Nguyên nhân do viêm tiền liệt tuyến: Một đặc điểm chung là tất cả các vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu đều theo đường viêm ngược dòng nghĩa là vi khuẩn từ ngoài xâm nhập qua lỗ tiểu lan dần lên niệu đạo, bàng quang rồi lên thận… Để điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả phải điều trị theo nguyên nhân. Nếu do nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh, kết hợp lợi tiểu như uống nước râu ngô, bông mã đề, rau má, bột sắn dây (cát căn)…
– Tiểu buốt do sỏi phải tìm cách bài sỏi hoặc lấy sỏi qua tán sỏi, nội soi lấy sỏi… Trước mắt nếu chưa có điều kiện đi khám bạn nên dùng các nước lợi tiểu uống nhiều lần trong ngày (ít nhất 2-3 lít/ngày).
Lưu ý: Tiểu buốt nếu không điều trị sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên thận, hậu quả sẽ nghiêm trọng, vì vậy bạn không nên chủ quan và không nên tự ý mua thuốc để điều trị mà cần khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHO NGƯỜI BỊ TIỂU BUỐT
Khi bị chứng tiểu buốt, tiểu rắt cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người bệnh khi mắc chứng bệnh này:
Không nên uống nhiều nước khi tham gia vận động mạnh hoặc trước khi đi ngủ
Hạn chế bia rượu và các chất cay nóng trong bữa ăn hàng ngày
Tập lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen tốt cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ một cách bất ngờ. Nếu tình hình không được cải thiện, người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.
Bệnh tiểu buốt tiểu rắt nếu không chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận. Do đó, nên gặp bác sĩ khi có những biểu hiện ban đầu.
Tiểu buốt là triệu chứng thường gặp ở cả phụ nữ và đàn ông. Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập. Khi có các triệu chứng này cần được điều trị ngay để tránh tình trạng chứng bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là một vài thông tin được bác sĩ khám nam khoa cung cấp về liệu trình điều trị tiểu buốt. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với bác sỹ của phòng khám đa khoa Thiện Hòa theo số điện thoại 038.5990.114 để được giải đáp miễn phí theo một số cách thức hiệu quả
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/cach-dieu-tri-benh-tieu-buot-don-gian.html