Nếu bạn hỏi mình loại tinh dầu nào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam? Mình xin trả lời đó chính là: Tinh dầu sả chanh. Mặc dù nó phổ biến như vậy nhưng liệu bạn có biết rằng tinh dầu sả và tinh dầu sả chanh là hai loại tinh dầu khác nhau không?
Tinh dầu sả chanh là gì?
Tinh dầu sả chanh (tên tiếng Anh là lemongrass essential oil) được chiết xuất từ thân và lá của cây sả chanh bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Sả chanh là một loài thảo dược thuộc họ cỏ Poaceae. Đây là một loài sả có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc. Loài sả mà người Việt Nam hay dùng để làm gia vị chính là nó đó!
Có 2 điểm mà bạn cần nhớ về loại tinh dầu này:
Tinh dầu sả và tinh dầu sả chanh là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Tinh dầu sả được chiết xuất từ sả Java (hoặc Ceylon) còn sả chanh được chiết xuất từ loài lemongrass. Xét về tác dụng thì chúng tương tự nhau, tuy nhiên ở Việt Nam tinh dầu sả chanh phổ biến hơn loại còn lại.
Có thể bạn sẽ nghe đâu đó hoặc đọc ở đâu đó rằng: Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ sả và quả chanh. Việc hòa lẫn tinh dầu sả và tinh dầu chanh rồi sử dụng là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua tinh dầu sả chanh nguyên chất hãy chọn loại có ghi trên bao bì tên tiếng Anh là: Lemongrass essential oil
Tác dụng của tinh dầu sả chanh
Dưới đây là những tác dụng đã được chứng minh của loại tinh dầu này
1. Xua đuổi côn trùng
Nhờ thành phần có chứa nhiều citral và geraniol (Hai hợp chất có khả năng xua đuổi côn trùng) nên tinh dầu sả chanh được biết đến với công dụng đuổi muỗi, kiến.
Thậm chí bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này để diệt bọ chét trên thú cưng. Cách làm rất đơn giản thôi: Cho 5 giọt tinh dầu vào bình xịt 500ml sau đó xịt lên lớp lông thú cưng của bạn.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng xua đuổi côn trùng của tinh dầu sả chanh cũng như tinh dầu sả. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại đây.
2. Giải độc
Ở nhiều quốc gia trong đó có các nước ở Châu Phi và Nam Mỹ thường dùng tinh dầu sả để pha trà. Nó được biết đến với khả năng giải độc cho đường tiêu hóa, gan, thận và tuyến tụy. Có được tác dụng này là nhờ tinh dầu sả có tính lợi tiểu. Nó giúp đào thải các chất độc hại qua nước tiểu.
Để có được lợi ích này bạn hãy cho 1-3 giọt tinh dầu sả vào ấm trà trước khi uống vào mỗi buổi sáng.
3. Bảo vệ dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Từ nhiều thế kỷ nay sả chanh đã được biết đến như một loại thảo dược có khả năng điều trị các bệnh như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Ngày nay nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tuyệt vời này của loại tinh dầu này.
Bạn có thể thêm tinh dầu sả chanh vào trà, món súp, canh để điều trị tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và cả viêm loét dạ dày nữa!
4. Giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ
Mùi hương của sả chanh dịu nhẹ, dễ ngửi và có tính an thần. Loại tinh dầu này giúp bạn cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng, bớt lo âu giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh đó nhờ khả năng an thần, nên khi xoa bóp hoặc hít tinh dầu sả chanh bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ đau đầu hơn khá nhiều. Vì vậy nếu có thể hãy dùng loại tinh dầu này để xoa bóp mỗi khi thấy căng thẳng, đau đầu!
5. Tăng cường hệ miễn dịch, diệt khuẩn, chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu sả nói chung hay sả chanh nói riêng có khả năng chống nấm và diệt khuẩn hiệu quả. Có được tác dụng này chính là nhờ hàm lượng cao các chất citral và limonene trong tinh dầu sả chanh. Hai hợp chất này có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn.
Bên cạnh đó limonene có trong loại tinh dầu này cũng sở hữu đặc tính chống viêm tuyệt vời. Viêm là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, chẳng hạn: Dị ứng, hen, viêm khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh Crohn, Parkinson.
Nhờ những đặc tính trên mà tinh dầu sả chanh tỏ ra hiệu quả trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa và ngăn chặn nhiều bệnh tật!
6. Khử mùi
Sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ giúp không khí xung quanh có mùi thơm nhẹ nhàng, đầy sảng khoái. Biện pháp này đặc biệt hữu ích nếu như bạn vừa nấu ăn xong và trong bếp còn vương lại mùi dầu mỡ, thức ăn.
Bạn có thể thêm dầu vào máy phun sương, que khuếch tán hoặc dùng bình và xịt đều lên những chỗ còn ám mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng chung với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu hoa nhài, bạn có thể tự tạo ra hương thơm tự nhiên của chính mình.
7. Tốt cho da
Một trong những lợi ích chính của tinh dầu sả chanh là tốt cho sức khỏe của da và làm dịu tình trạng kích ứng do có chứa nhiều vitamin có lợi. Ngoài ra, nhờ vào khả năng sát trùng, làm se mà loại dầu này sẽ giúp bạn có được một làn da sáng khỏe, đều màu.
8. Tốt cho tóc
Tinh dầu chiết xuất từ sả chanh có thể củng cố nang tóc chắc khỏe. Vì vậy nếu bạn đang vật lộn với chứng rụng tóc hoặc ngứa rát da đầu, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên da đầu, sau đó massage nhẹ nhàng cũng như xả sạch. Những đặc tính làm dịu diệt khuẩn sẽ giúp mái tóc trở nên bóng mượt, hạn chế đứt gãy và luôn thơm ngát.
9. Giảm nguy cơ trầm cảm
Mùi hương dễ chịu đến từ tinh dầu sả chanh sẽ giúp bạn bình tĩnh tâm trí, giảm cảm giác lo lắng, khó chịu.
Để giảm căng thẳng, hãy tạo ra một loại dầu massage của riêng bạn hoặc thêm dầu vào kem dưỡng da không mùi. Bạn cũng có thể thử uống một tách trà nhỏ và cho thêm 1 – 2 giọt dầu sả vào buổi tối trước khi đi ngủ để trải nghiệm lợi ích làm dịu.
Cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà
Nếu bạn đang muốn tự làm cho mình một lọ tinh dầu để dùng những lúc cần thiết thì hãy tham khảo gợi ý sau nhé:
Nguyên liệu
Một bó sả già đã được rửa sạch và cắt rễ (những loại sả như thế này sẽ thu được nhiều tinh dầu, chất lượng mùi hương cũng cao hơn)
1 lọ thủy tinh có nắp, rửa sạch và phơi khô
Rượu trắng hoặc rượu vodka
Nước lọc.
Cách làm
♥ Bước 1: Cắt sả thành từng đoạn nhỏ (từ 3 -4 cm), đập nhẹ cho sả hơi giập. Bạn chú ý không nên dùng lực mạnh để tránh thất thoát tinh dầu.
♥ Bước 2: Xếp sả vào hũ thủy tinh, đổ rượu và nước theo tỷ lệ 1:1 sao cho ngập lượng sả bên trong.
♥ Bước 3: Đậy kín nắp, cất tại nơi thoáng mát, có bóng râm từ 5 – 7 ngày.
♥ Bước 4: Sau quãng thời gian trên, đổ hỗ hợp ra và cho vào máy xay nhuyễn.
♥ Bước 5: Cho lại vào hũ thủy tinh, tiếp tục ngâm trong 30 ngày hoặc lâu hơn.
♥ Bước 6: Sau quãng thời gian chờ đợi, lọc hỗn hợp qua 1 miếng vải sạch. Thành phẩm thu được sẽ là 1 lọ tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Nếu có làn da nhạy cảm, khi dùng tinh dầu chiết xuất từ sả chanh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm cảm giác nóng rát, phát ban, khó chịu.
Do vậy, để hạn chế điều này xảy ra, hãy bôi lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra liệu bạn có bị kích ứng hay không. Ngoài ra, nên pha loãng dầu sả chanh bằng một loại dầu nền khác (chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu…) nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến da nhé.
Tinh dầu sả chanh có khả năng kích thích kinh nguyệt nên các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ mang thai sử dụng loại dầu này vì nguy cơ dẫn đến sẩy thai. Ngoài ra, hạn chế dùng dầu trong khi cho con bú và bôi trực tiếp lên da trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại tinh dầu thiên nhiên khác của Tinh dầu VŨ HƯƠNG tại đây nhé.