2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Là nỗi lo của nhiều chị em. Liệu tình trạng này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản? Hãy cùng iPREG làm rõ ngay dưới bài viết này nhé.
Xem thêm: Tổng hợp 10 cách tính ngày an toàn để mang thai hoặc tránh thai hiệu quả
Nguyên nhân bị chậm kinh 2 tháng
Trước khi tìm hiểu 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao thì chị em cần biết được nguyên nhân chậm kinh để có hướng xử lý kịp thời.
- Mang thai: Chậm kinh là dấu hiệu nhận biết mang thai đầu tiên mà nhiều chị em nghĩ đến. Trường hợp chị em có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai thì khả năng có bầu là rất cao. Để chắc chắn thì bạn có thể đi siêu âm hoặc mua que về thử.
- Tuyến giáp hoạt động kém: Tuyến giáp hoạt động suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và gây rối loạn dẫn đến tình trạng chậm kinh, mất kinh tạm thời.
- Bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng… dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố, ức chế quá trình rụng trứng khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
- Tâm trạng thay đổi: Thường xuyên áp lực, căng thẳng, lo lắng sẽ ức chế quá trình tiết ra nội tiết tố. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến “bà dì” không ghé thăm trong thời gian 2 tháng và có thể là lâu hơn.
Chậm kinh 2 tháng có nguy hiểm không?
Nhiều chị em đặt ra câu hỏi chậm kinh 2 tháng có nguy hiểm không? Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây chậm kinh để biết chính xác những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể như:
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Rối loạn nội tiết tố, suy buồng trứng và những bệnh phụ khoa khác là nguyên nhân khiến chức năng sinh sản của chị em bị suy giảm. Nghiêm trọng hơn, rối loạn kinh nguyệt kéo dài còn dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Kinh nguyệt không đều khiến cơ thể mệt mỏi, chán nản, đau lưng,… Với những trường hợp bị bệnh phụ khoa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em.
- Ảnh hưởng đến tâm sinh lý: Chậm kinh kéo dài nhưng không biết rõ nguyên nhân cũng như không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ khiến chị em lo lắng, bất an. Lâu dần, không những tình trạng rối loạn nặng hơn mà còn khiến tâm lý chị em bất ổn.
Chậm kinh 2 tháng phải làm sao?
Chậm kinh 2 tháng phải làm sao? Để có biện pháp điều trị hiệu quả thì chắc chắn, chị em phải tìm được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
- Bệnh phụ khoa: Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm ức chế sự phát triển của những tác nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ điều trị vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để cắt bỏ những bộ phận bị tổn thương nhằm đảm bảo sức khỏe cho chị em.
- Dùng thuốc tránh thai: Trường hợp rối loạn kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, chị em cần ngưng sử dụng và tìm hiểu những loại thuốc tránh thai phù hợp với cơ địa của mình để đảm bảo an toàn.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc điều hòa nội tiết tố. Bên cạnh đó, chị em cũng nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ngủ đúng giờ để cân bằng tiết tố trong cơ thể.
- Lối sống thiếu lành mạnh: Bạn cần xây dựng lại một lối sống khoa học, hạn chế chất kích thích, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và điều hòa kinh nguyệt.
Như vậy, bạn đã biết được 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao chưa? Hãy luôn chọn cho mình những điều tuyệt vời nhất để đảm bảo sức khỏe và tận hưởng thiên chức làm mẹ thật hạnh phúc nhé.
Theo: iPREG.vn