Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và luôn nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Điều này thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với đó là nhiều câu hỏi pháp lý được đặt ra. Liệu nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch không? Việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ này có điều kiện hay yêu cầu, trình tự thủ tục gì không? Hãy cùng Siglaw tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cơ sở pháp lý để công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch tại Việt Nam
- Cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế;
- Luật số 61/2020/QH14, Luật đầu tư;
- Luật số 09/2017/QH14, Luật du lịch;
- Luật số 59/2020/QH14, Luật doanh nghiệp;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Điều kiện để công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch ở Việt Nam
Điều kiện đầu tư: (Căn cứ quy định tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư)
Theo WTO, FTAs, AFAS: Không hạn chế, ngoại trừ
- Hình thức đầu tư: liên doanh
- Tỷ lệ góp vốn: Không hạn chế phần vốn góp của phía nhà đầu tư nước ngoài;
- Phạm vi hoạt động: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ đưa khách quốc tế vào Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của du lịch đưa khách vào du lịch Việt Nam; không được kinh doanh dịch vụ đưa khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài (outbound);
- Hướng dẫn viên trong tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bên cạnh quy định tại Biểu cam kết dịch vụ của WTO, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo quy định của Luật du lịch, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Hình thức đầu tư
Theo quy định Khoản 1 Điều 38 Luật du lịch, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn một trong hai hình thức đầu tư sau để thành lập công ty liên doanh du lịch tại Việt Nam:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới, hoặc;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
Trình tự, thủ tục để công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch tại Việt Nam
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức có xác nhận của lãnh sự
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư nước ngoài; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài;
- Đề xuất dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thẩm quyền cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi công ty dự định thành lập đặt trụ sở
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch bằng một trong ba phương thức sau:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên, cổ đông, người đại diện (Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế: Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
-
- Thời hạn cấp: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
- Thẩm quyền cấp:
+) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
+) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Theo quy định tại Luật du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm:
- a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;
đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Du lịch
- Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy phép con kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.