Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế tự do hóa thương mại, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước được đặc biệt chú trọng. Đồng thời, logistics hiện cũng là một ngành được quan tâm trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào logistics. Để tìm hiểu kĩ hơn về chính sách khuyến khích đầu tư vào logistic, mời bạn đọc theo dõi bài viết này của Siglaw nhé
Tổng quan về lĩnh vực logistics tại Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, logistics được đánh giá là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng và tạo ra những ảnh hưởng lớn, tích cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, ngành logistics Việt Nam đã có hơn 1.000 doanh nghiệp trong nước và nhiều công ty nước ngoài tham gia hoạt động. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam dần trở thành một trong những “điểm đến” hàng đầu của các công ty logistics có tên tuổi trên thế giới như: DHL, MOL Logistics, DB Schenker, APL Logistics,…Tính đến nay, Việt Nam đã có cho mình 75 Trung tâm logistics tập trung tại 16 tỉnh thành của cả nước.
Bên cạnh đó, năm 2019, Việt Nam đã đề ra chủ chương có chủ trương huy động vốn tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua phương thức chuyển nhượng quyền khai thác một số hạ tầng phục vụ cho logistics và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn với các thương vụ có quy mô hàng tỷ USD.
Một số chính sách khuyến khích đầu tư vào logistics
Chú trọng phát triển các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực logistics
Chính phủ vẫn chú trọng vào các quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2020. Luật đã hoàn thiện các quy định hiện hành của Luật Đầu tư về ngành nghề ưu đãi đầu tư cũng như các nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư để vừa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, vừa đảm bảo các dự án đầu tư đó chất lượng, tập trung vào các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, dự án sản xuất có quy mô lớn,…
Năm 2017, Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics chính thức có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 140/2007/NĐ-CP. Nghị định này đã mở rộng, nới lỏng các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ logistics, đồng thời, các quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng được triển khai phù hợp hơn, góp phần khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước thực hiện đầu tư vào logistics tại Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành logistics
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho lĩnh vực logistics tại Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực với nhiều công trình lớn, hiện đại đã đưa vào khai thác. Tuy nhiên, thực tế vẫn không tránh khỏi được một số khó khăn. Với mục đích khuyến khích đầu tư vào logistics và giảm bớt các khó khăn, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng như:
- Tập trung đầu tư, xây dựng và nâng cấp các trung tâm logistics với thiết bị tiên tiến, hiện đại, áp dụng khoa học – công nghệ
- Cần xác định rõ việc ưu tiên phát triển ngành logistics trong các quy hoạch tỉnh, quy hạch vùng
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa nguồn lực và các hình thức đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng
- Chủ động thiết lập quỹ đất sạch dành cho các doanh nghiệp logistics
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài của công ty luật siglaw.
Các địa phương phát triển mạnh trong lĩnh vực logistics đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư
Với thế mạnh về địa hình sát biển, có nhiều cảng ngoại và nội địa lớn, một số địa phương như Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,…đang ngày một phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics. Tận dụng sự phát triển cùng với những thế mạnh sẵn có, các tỉnh thành này đã đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư dành cho các doanh nghiệp logistics với mục đích đưa lĩnh vực này ngày một phát triển hơn trong vòng 20 tới đây.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh thành này luôn coi đây là một ngành kinh tế mới, có thế mạnh phát triển. Bà Rịa Vũng Tàu vẫn chú trọng và đặt ưu tiên đến việc quy hoạch quỹ đất cho Trung tâm logistics BRVT và một số khu chức năng trong Trung tâm logistics Cái Mép Hạ. Tỉnh cũng đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực logistics như: hỗ trợ thu hút đầu tư, giảm các chi phí logistics, ưu đãi về gia thuê đất, tiền sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cụ thể đối với chính sách thu hút đầu tư, Bà Rịa Vũng Tàu khuyến khích thành lập doanh nghiệp logistics, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với những người làm trong lĩnh vực logistics thuộc diện chịu thuế, đẩy mạnh phát triển hình thức liên doanh doanh nghiệp, tăng huy động các nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng dành cho logistics.
Tại Bình Dương, tỉnh thành này đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020 – 2030 sẽ phát triển, quy hoạch thêm 05 cảng sông bao gồm: Cảng Rạch Bắp, cảng Bến Súc, cảng An Tây, cảng Thanh An, cảng Phú An. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng giai đoạn hai của dự án Trung tâm Logistic Dĩ An và hình thành hệ thống kho phân phối hàng hóa quy mô 70ha tại thành phố Thủ Dầu 1. Bình Dương cũng đưa ra mục tiêu phát triển thêm 03 ICD mới: Vĩnh Tân, An Điền, Thạch Phước và phát triển các tuyến vành đai với mục đích tăng kết nối toàn mạng lưới giao thông giữa Bình Dương với vùng Đông Nam Bộ.
Xem thêm: Dịch vụ Tư vấn pháp luật thường xuyên của công ty luật siglaw.
Để thực hiện các mục tiêu đó, lãnh đạo tỉnh Bình Dương giao cho từng sở, ban ngành đảm nhiệm phát triển các chính sách liên quan đến logistics:
- Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư hệ thống đường vành đai tạo liên kết khu vực giữa Bình Dương và các vùng trọng điểm phía Nam; phối hợp cùng các sở ban ngành khác đưa ra các phương án phát triển cảng sông,…
- Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các ban nành liên quan tham muuwa cho UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút, khuyến khích và lựa chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án kinh doanh dịch vụ logistics; Xây dựng quy chế phối hợp quản lý ngành logistics trên địa bàn tỉnh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trình, phối hợp với các ban ngành khác quản lý KCN Việt Nam – Singapore, đồng thời, xây dựng chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2023 – 2045; nâng cao hiệu quả xuasc tiến đầy tư vào lĩnh vực logistics và hướng dẫn tận tình, chi tiết thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp logistics.
- Doanh nghiệp logistics: Nâng cấp cơ sở sở vật chất, kho bãi, nhà xưởng đồng thời ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh logistics; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ cao về lĩnh vực logistics,…
Những chính sách là những chính sách quan trọng, góp phần khuyến khích đầu tư trong nước và cả nước ngoài vào lĩnh vực logistics tại tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung.