Khu vực Tây Nguyên có rất nhiều loại rau rừng được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí 4+ loại rau rừng Tây Nguyên được nhiều người yêu thích.
Lá é
Lá é là một phần của cây é, một loại cây bụi thuộc họ hoa môi, chi húng quế. Cây é có thân thấp, phân nhánh từ gốc, cao khoảng 0.5 – 1m. Lá của cây é có hình dạng trái xoan, góc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa.
Cây é còn có tên khác như é trắng, húng trắng, trà tiên, hương thảo, húng lông hay húng quế lông. Lá é là một trong những loại rau rừng Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng với hương thơm đặc trưng.
Ngoài việc được sử dụng để nấu canh và làm thuốc chữa các bệnh như đau đầu, sốt, cảm. Lá é còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Tây Nguyên. Lá é không chỉ mang hương vị thơm ngon, mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi .
Có thể nói, lá é là một loại gia vị vô cùng quý giá trong nền ẩm thực truyền thống của vùng Tây Nguyên.
Xem thêm: Ăn lá é nhưng bạn đã biết hết các công dụng của lá é chưa?
Rau lủi
Rau lủi, còn được gọi là kim thất, là một loại rau bò trườn thuộc họ thực vật. Đặc điểm nổi bật của cây rau lủi là lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn. Mép lá khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc Bắc.
Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Đây là một trong những loại rau rừng Tây Nguyên độc đáo. Rau lủi không chỉ là một loại thực phẩm dinh dưỡng, mà còn có tác dụng như một vị thuốc. Nó mang vị ngọt thanh mát của núi rừng, kích thích vị giác và tạo cảm giác thoải mái nơi cổ họng.
Rau lủi có thể chế biến thành nhiều món ăn như rau lủi xào tỏi, nấu canh với tôm, xào hoặc luộc đơn giản. Hiện nay, rau lủi đang dần trở nên phổ biến, khẳng định được giá trị dinh dưỡng của nó.
Lá bép
Đây là một loại lá rừng đặc sản của vùng núi rừng Tây Nguyên. Lá bép có nhiều tên gọi khác như lá bét, rau nhíp. Lá bép có nguồn gốc lâu đời, trước đây được biết là món ăn ưa thích của loài tê giác. Nơi nào có nhiều cây lá bép thường là nơi có dấu chân của loài tê giác.
Người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã sử dụng lá bép như một loại rau và thuốc từ lâu. Đối với người Kinh, lá bép được coi là một loại rau “siêu sạch” vì chúng mọc tự nhiên . Lá bép là một trong những loại rau rừng Tây Nguyên khá ít người biết đến.
Lá bép có hình dáng tròn dài, màu xanh nhạt, khi còn non có màu đỏ hồng, có vị ngọt và mùi vị đặc trưng. Lá bép có thể dùng để nấu canh, xào với lòng gà hoặc tôm tép, đều rất ngon.
Hiện nay, lá bép đang được bán tại một số địa điểm như Bình Phước, Di Linh (Lâm Đồng). Và trở thành một đặc sản rau rừng được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng, quán ăn ở Tây Nguyên. Lá bép được chế biến thành những món ăn như canh cua lá bép và lá bép xào thịt bò.
Rau dớn
Rau dớn, còn được gọi là dương xỉ, là một loại rau rừng Tây Nguyên. Chúng mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối, có hình dạng tựa như dương xỉ – một loại thực vật phổ biến.
Được coi là một trong những “đặc sản” của vùng núi rừng Tây Bắc, rau dớn không chỉ được bán thường xuyên tại các chợ phiên địa phương, mà còn được người dân mang sang cả Trung Quốc với giá khá cao. Mặc dù tên gọi của chúng khiến nhiều người khó đọc, nhưng rau dớn vẫn thu hút rất đông người dùng tìm mua.
Trong y học cổ truyền, rau dớn không chỉ là một loài rau rừng, mà còn là một loại thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh. Chúng được xem là loại rau có tính mát, lợi tiểu, giải độc và chống táo bón. Người dân thường phơi khô rau dớn để dành nấu nước uống, giải nhiệt mùa nắng nóng.
Chính vì những giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh ấn tượng, cùng với hương vị độc đáo. Bốn loại rau trên đã trở thành một trong những loại rau rừng Tây Nguyên được ưa chuộng nhất.